Cài đặt và cấu hình Uptime Kuma với Docker

Uptime Kuma là gì?

Uptime Kuma là một công cụ giám sát tự lưu trữ mà bạn có thể cài đặt trực tiếp hoặc thông qua container Docker. Nó cho phép giám sát các dịch vụ và giao thức khác nhau như HTTP, HTTPS, DNS, PING, TCP, SQL, MYSQL và nhiều hơn nữa. Uptime Kuma có thể thông báo cho quản trị viên về sự cố dịch vụ bằng cách sử dụng các phương thức khác nhau như Email, Telegram, Discord, Microsoft Teams..vv. Ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt và cấu hình Uptime Kuma trong một container Docker, lý do mình cài đặt Uptime Kuma với Docker là vì nó nhẹ và nhanh chóng. Tính năng nổi bật:
  • Giám sát hoạt động HTTP(s) / TCP / HTTP(s) Keyword / Ping / DNS Record / Push / Steam Game Server.
  • Fancy, Reactive, Fast UI/UX.
  • Thông báo được đa kênh: Telegram, Discord, Gotify, Slack, Pushover, Email (SMTP), and 70+ notification services, click here for the full list.
  • 20 second intervals.
  • Đa ngôn ngữ
  • Có biểu đồ Ping
Xem demoTại đây Điều kiện máy chủ cần đáp ứng :
  • Cài đặt Docker

Cài đặt Uptime Kuma

Bước 1: Cài đặt Uptime Kuma với Docker

Đầu tiên, các bạn cần đi đến trang Docker Hub official build của Uptime Kuma tạihttps://hub.docker.com/r/louislam/uptime-kuma chọn latest version của Uptime Kuma, sau đó sử dụng Docker command để start Uptime Kuma lên từ Server như sau:
  • Sử dụng Docker run để start Uptime Kuma
Đàm Trung Kiên
docker run -d --restart=always -p 3001:3001 -v uptime-kuma:/app/data --name uptime-kuma louislam/uptime-kuma:1
Kết quả:
  • Liệt kê container đang chạy
Đàm Trung Kiên
docker ps
Kết quả:

Bước 2: Cấu hình Uptime Kuma

  • Thiếp lập ban đầu cho Uptime Kuma
Bây giờ bạn hãy ra trình duyệt và truy cập theo liên kết:http://IP_SERVER:3001/, để thiết lập cài đặt ban đầu.Tại trang thiết lập tài khoản Admin, bạn chỉ cần chọn ngôn ngữ và đặt User/Pass cho Uptime Kuma. Sau đó nhấn Creat là hoàn tất thiết lập.
Đăng nhập thành công, bạn sẽ có giao diện quản trị như hình.
  • Thiết lập phương thức nhận thông báo
Để thiết lập phương thức nhận thông báo , bạn truy cập theo hình như sau:
  1. Notification Type: Chọn kênh nhận thông báo, ở đây mình chọn Telegram
  2. Friendly Name: Đặt tên cho thông báo (Bạn có thể đặt tên tuỳ ý)
  3. Bot Token: Nhập mã Token Telegram của bạn
  4. ID Chat: Nhập ID Bot hoặc ID Group Telegram của bạn
Phần Bot Token và ID Chat nếu bạn chưa có, bạn có thể tạo và lấy thông tin theo hướng dẫn Tại đây
Nhập thông tin xong bạn nhấn Save lại.
  • Thêm website cần giám sát
Để thêm một hành động giám sát mới, tại giao diện Uptime Kuma bạn click chọn Add New Monitor
Ở Add New Monitor sẽ hiện các thông tin để nhập. Bạn hãy nhập vào như sau:
  1. Monitor Type: Đây là kiểu để giám sát
    • PING: Giao thức ICMP, khi không PING đến được website thì hệ thống sẽ gửi cảnh báo.
    • HTTP(s): Hoạt động ở port 443.
    • TCP Port: Giám sát các PORT mà bạn cần theo dõi, ví dụ như (21, 22, 80..).
  2. Friendly Name: Đặt tên hành động giám sát
  3. Hostname: Nhập vào tên hostname server hoặc tên website cần giám sát
  4. Heartbeat Interval (Check every 60 seconds): Cứ sau 60s sẽ kiểm tra một lần, và gửi cảnh báo khi có sự cố. Mặc định là 60s và thấp nhất là 20s
  5. Notifications: Bạn tick chọn vào phương thức nhận thông báo đã setup ở trên.
Thiết lập thành công, bạn sẽ thấy list danh sách giám sát đã thêm ở Dashboard.
  • Kiểm tra hoạt động
Ở trên mình chọn giám sát PING (ICMP) đến website damtrungkien.com, để kiểm tra hoạt động của Monitor mình sẽ thử tắt PING trên server của site damtrungkien.com. Và sau khi site web.vn.je không còn Ping tới được, thì ngay lập tức cảnh báo đã được gửi về kênh Telegram mà mình đã thiết lập.
Chúc các bạn thực hiện thành công.!
Thêm đánh giá post

Pages